Top 4 cách khắc phục hóp má khi niềng răng hiệu quả tốt nhất

17/08/2022 Tác giả: Trần Tuyết 1270

Thông tin niềng răng khiến má hóp là thông tin khiến những người có ý định thực hiện băn khoăn lo lắng. Theo các bác sĩ Răng – Hàm – Mặt hàng đầu, niềng răng có thể gây ra tình trạng má hóp nhưng chỉ là một số cá biệt rất nhỏ. Má hóp khi niềng răng, cần xử lý như thế nào? Có cách khắc phục hóp má khi niềng răng nào hiệu quả?

1. Điểm qua các nguyên nhân chính gây ra tình trạng má hóp khi niềng răng

Niềng răng là thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực nha khoa, chỉ việc dùng các khí cụ nha khoa chuyên dụng căn chỉnh để hàm răng cân đối, đều đặn hơn. Thông thường, niềng răng không ảnh hưởng đến vùng mặt do các khí cụ nha khoa chỉ can thiệp và có tác dụng dịch chuyển răng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, vẫn có một số trường hợp cá biệt má hóp khi niềng răng như sau:

1.1. Mất nhiều răng trong thời gian dài có gây hóp má?

Phần má của con người được nâng đỡ và bảo vệ bởi hệ thống răng, xương hàm, cơ cắn,… Trong trường hợp mất số lượng lớn trong khoảng thời gian dài, xương hàm có nhiệm vụ nâng đỡ sẽ bị tiêu xương ổ răng, chùng thấp gây má hóp, mặt gầy xương.

Nếu bạn sở hữu hàm răng ổn định, tình trạng xô lệch không quá nghiêm trọng, các bác sĩ không tiến hành nhổ răng trước khi niềng. Ngược lại, răng mọc xô lệch, chen chúc không theo hàng lối cản trở nhiều đến hiệu quả niềng răng. Trường hợp này, các bác sĩ buộc phải bớt một số răng rồi mới có thể bắt đầu thực hiện niềng. 

Vậy nhổ nhiều răng khi niềng có gây má hóp? Câu trả lời là không. Bởi trong quá trình niềng, các khí cụ niềng răng chỉ có nhiệm vụ kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm chứ không ảnh hưởng đến vùng hàm. Theo đó, các vị trí thiếu răng sẽ nhanh chóng được lấp đầy và hoàn toàn không gây ra tiêu ổ răng, hóp má. 

Có chăng, nhổ răng trước khi niềng gây hóp má đa phần do các bác sĩ không có chuyên môn, kinh nghiệm tiến hành nhổ đồng thời số lượng lớn răng cùng một lúc. Việc làm này khiến nhiều người lầm tưởng nhổ răng khi niềng gây hóp má.

Mất nhiều răng khi niềng răng gây hóp má
Nhổ răng nhiều răng gây hóp má do các bác sĩ không có chuyên môn, kinh nghiệm tiến hành thực hiện

1.2. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thiếu khoa học, tinh thần căng thẳng trong thời gian dài

Không ít người gặp khó khăn khi làm quen với việc thực hiện chế độ ăn uống khi niềng răng. Chỉ được ăn các thực phẩm mềm, cắt nhỏ hoặc dạng lỏng,… gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian dài khiến bạn xuống cân không kiểm soát. Lượng mỡ tích trữ vùng má theo đó suy giảm nghiêm trọng gây má hóp, mặt gầy xương mất thẩm mỹ.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng là nguyên nhân gián tiếp gây hóp má khi niềng răng. Đây là điều dễ hiểu khi các phương pháp niềng răng, đặc biệt là niềng mắc cài thường gây cảm giác cộm, khó chịu, đau đớn,… khiến nhiều người mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ. Để tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài, lượng mỡ sụt giảm khiến cơ thể chúng ta gầy gò, gương mặt xanh xao thấy rõ.

1.3. Cơ nâng má bị ảnh hưởng do thói quen ăn, nhai trong quá trình niềng răng

Ngoài hai nguyên nhân phổ biến kể trên, thói quen nhai sai cách cũng có thể gây tình trạng hóp má khi niềng răng. Như phân tích đầu bài viết, má được nâng đỡ bởi hệ thống cơ lớn như cơ cắn, cơ xương hàm, cơ gò má,… Khi không niềng răng, các cơ này được hoạt động đều đặn do các loại thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể có tính chất cứng, mềm, dai,… đầy đủ.

Trái lại, trong quá trình niềng răng, việc chỉ ăn thức ăn mềm khiến các nhóm cơ làm đầy má không hoạt động nhiều nên yếu đi và kém săn chắc hơn. Hệ cơ kém săn chắc, chùng thấp kéo theo tình trạng hóp má, mặt gầy.

1.4. Kỹ thuật niềng răng thực hiện sai quy cách

Đơn vị niềng răng; chuyên môn, kinh nghiệm bác sĩ niềng răng cũng là yếu tố gây ra hóp má khi niềng răng. Không những vậy, đây còn là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Kiểm tra không kỹ càng, nhổ đồng thời nhiều răng, thực hiện sai quy trình niềng răng,… là những việc bạn phải đối mặt khi trao gửi nhầm niềm tin vào các bác sĩ không có năng lực này.

Chất lượng của đơn vị, bệnh viện nha khoa cũng là yếu tố có thể gây má hóp trong quá trình niềng răng. Các đơn vị nha khoa không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cũng như trang thiết bị hiện đại thường sử dụng phương pháp niềng cũ, lục chỉnh nha mạnh,… khiến phần má bị kéo hóp sâu vào bên trong. 

Thực hiện niềng răng sai quy cách là nguyên nhân gây hóp má
Các đơn vị nha khoa không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thường sử dụng phương pháp niềng cũ, lục chỉnh nha mạnh,… khiến phần má bị kéo hóp sâu vào bên trong

2. 4 cách khắc phục hóp má khi niềng răng an toàn không thể bỏ qua

Tỷ lệ hóp má khi niềng răng chỉ chiếm phần rất nhỏ. Do vậy, bạn hoàn toàn an tâm niềng răng để sở hữu hàm răng đều tăm tắp và nụ cười rạng rỡ tự tin. Dù vậy, nếu không may bị má hóp trong quá trình niềng răng do các nguyên nhân kể trên, bạn hãy lưu lại 4 cách khắc phục đơn giản dưới đây:

2.1. Tìm kiếm đơn vị nha khoa uy tín, có trình độ chuyên môn

Như đã phân tích, chất lượng đơn vị nha khoa và chuyên môn bác sĩ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến gương mặt chúng ta khi niềng răng. Lựa chọn được địa chỉ uy tín, bạn không chỉ sở hữu hàm răng đều đẹp mà còn gương mặt cân đối khả ái do phần hàm được căn chỉnh về đứng vị trí.

Trên nhiều diễn đàn làm đẹp, có nhiều review xác nhận niềng răng bằng các phương pháp hiện đại tại các đơn vị uy tín có thể làm thon gọn mặt. Thậm chí, tỷ lệ này còn cao hơn so với trường hợp má hóp khi niềng răng.

Vì vậy, để tránh gặp tình trạng hóp má do niềng răng, bạn hãy tìm kiếm đơn vị chất lượng, uy tín nhận được đánh giá tích cực trên các trang tin, mạng xã hội cũng như xếp hạng của khách hàng.

2.2. Tìm hiểu thông tin về niềng răng, phác đồ niềng răng đạt chuẩn

Niềng răng không đơn giản chỉ là việc sử dụng khí cụ căn chỉnh lại vị trí răng xô lệch, không theo hàng lối. Đây là quá trình cần được thực hiện chuẩn chỉ  với các bước: 

  • Khám sức khỏe tổng quát và tư vấn chung về tình trạng răng.
  • Chụp & phân tích chi tiết tình trạng răng.
  • Lên phác đồ điều trị cá nhân hóa theo kết quả và số liệu phân tích.
  • Tư vấn, cân đối để lựa chọn khí cụ tối ưu, an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Bác sĩ vệ sinh răng miệng và gắn các khí cụ niềng răng đạt chuẩn cho khách hàng,

Sau quá trình thực hiện, khách hàng được nghỉ ngơi cho đến khi ổn định trước khi ra về. Chưa dừng lại ở đó, người niềng răng cũng được dặn dò lịch kiểm tra định kỳ, siết mắc cài,… và cuối cùng là gỡ niềng khi đạt tiêu chuẩn.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng quy trình, trao đổi với bác sĩ thực hiện trực tiếp trước khi sử dụng dịch vụ.

Tham khảo thông tin trước khi niềng răng để đảm bảo an toàn
Dành thời gian tìm hiểu về đơn vị nha khoa để đảm bảo không gặp tình trạng hóp má

2.3. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nha khoa để thực hiện thực đơn dinh dưỡng, khoa học, an toàn

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống khi niềng răng thường không hấp dẫn và ngon miệng. Điều này gây ra không ít khó khăn cho những người niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, hãy biến biến đây thành cơ hội để áp dụng các chế độ dinh dưỡng, thực đơn mới lạ chưa từng thử trước đây.

Đừng quên phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ điều trị để lên thực đơn đủ chất, đảm bảo sức khỏe nhưng không gây ảnh hưởng tới răng, hàm trong quá trình niềng. Các chế độ này có thể thay đổi theo từng giai đoạn niềng răng khác nhau, bạn cần lưu ý để không vừa đảm bảo sức khỏe, vừa không làm vùng má hóp sâu khi niềng răng. 

2.4. Áp dụng các bài tập khắc phục má hóp được cho phép bởi bác sĩ

Bài tập má hóp là phương pháp làm mặt căng đầy trẻ trung đơn giản, nhanh chóng tại nhà. Với các tình trạng má hóp thông thường, bạn có thể nghiên cứu và áp dụng các bài tập theo các bài tập nổi tiếng. Má hóp do niềng răng, bạn cũng có thể tập giảm má hóp nhưng cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Nếu không được cho phép, tuyệt đối không tự ý thực hiện để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Niềng răng không phải nguyên nhân phổ biến gây má hóp. Tuy nhiên, nếu không may gặp tình trạng này, hãy nghiên cứu và áp dụng 4 cách khắc phục hóp má khi niềng răng kể trên để cải thiện và đảm bảo an toàn sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan