Ăn rau gì để giảm mỡ máu? List 15 loại rau hạ mỡ máu an toàn
Rối loạn mỡ máu là tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra do tiêu thụ nhiều chất béo động vật khiến chúng bị tích tụ dưới dạng năng lượng tế bào và di chuyển trong các mạch máu. Bạn có biết, thay thế các thực phẩm nhiều mỡ bằng rau xanh cũng là cách cải thiện và hỗ trợ điều trị mỡ máu. Vậy ăn rau gì để giảm mỡ máu?
List 15 loại rau hạ mỡ máu an toàn
1. Cà tím giảm mỡ máu cao
Cà tím là thực phẩm giàu vitamin P có khả năng giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, trái cà tím chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ thiết yếu có khả năng kiểm soát lượng đường, triglyceride trong máu và phòng bệnh tiêm mạch. Đặc biệt, khi nạp cà tím vào cơ thể, các chất chuyển hóa từ thực phẩm này có thể hút chất béo trung tính và đào thải ra khỏi cơ thể theo cơ chế tự nhiên giúp ổn định mỡ trong máu.
Chế biến cà tím trong cá thực đơn hàng ngày có nhiều cách. Chúng ta có thể nướng cà tím cùng dầu olive hoặc nấu món canh cà tím thịt nạc, cà tím xào tỏi,… Lưu ý đây là món ăn điều chỉnh mỡ máu nên bạn chỉ dùng dầu olive, dầu dừa hoặc và các loại gia vị ăn kiêng.

2. Củ hành tây tươi
Hành tây không chỉ là nguyên liệu có tác dụng giảm cholesterol mà còn cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Trong hành tây có thành phần tương tự như aspirin có khả năng giảm độ nhớt của máu và các bệnh liên quan. Đối với người trưởng thành, nên bổ sung khoảng 60g hành tây trong các bữa ăn để điều hòa cholesterol trong máu.
Hành tây tươi có vị ngọt nhẹ, phù hợp với các món xào rau củ hoặc salad trộn. Ở món xào, bạn nên sử dụng dầu ăn kiêng để giảm lượng mỡ nạp vào cơ thể. Đối với món salad trộn, hãy ngâm hành tây trong nước lạnh trước khi dùng để giảm độ hăng.

3. Dưa leo thanh mát, cân bằng
Dưa leo từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm đẹp, giảm cân nổi tiếng được phái đẹp ưa thích. Bởi trong dưa leo chứa nhiều chất xơ, vitamin có khả năng hỗ trợ và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, dưa leo cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp người dùng không bị nóng bụng khi ăn.

4. Đậu bắp giảm mỡ máu, bổ sung vitamin
Ăn rau gì để giảm mỡ máu? Câu trả lời chắc chắn không thể bỏ qua đậu bắp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu bắp đặc biệt hiệu quả trong giảm cholesterol và triglyceride có khả năng ngăn chặn chất béo. Cùng với đó, chất nhầy của đậu bắp cũng có khả năng hấp thụ tế bào mỡ “đi lạc” trong máu để đẩy ra khỏi cơ thể.
Về cách chế biến, chúng ta có hàng chục cách chế biến khác nhau từ đậu bắp phù hợp với khẩu vị gia đình Việt như đậu bắp luộc, đậu bắp xào chay, canh đậu bắp, đậu bắp xào thịt gà,…

5. Mầm rau hướng dương – Món rau lạ miệng giảm rối loạn mỡ máu
Mầm rau hướng dương là món ăn lạ miệng, thơm ngon cho người dùng cảm giác ăn mãi không ngán. Loại rau này sở hữu tỉ lệ chất xơ cao giúp kiểm soát chất cholesterol đồng thời giữ lại nguồn axit béo cần thiết cho cơ thể.
Rau mầm hướng dương phù hợp chế biến thành các món salad trộn nhờ vị ngọt nhẹ tự nhiên. Với món salad trộn rau mầm hướng dương, bạn có thể kết hợp thêm ngô ngọt, hành tây hoặc một vài loại rau mầm dinh dưỡng khác. Thêm một chút sốt mè rang hoặc sốt mật ong, chúng ta đã có món rau giàu dưỡng chất có khả năng giảm mỡ máu hiệu quả.
6. Bắp cải xanh
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bắp cải xanh là loại rau giàu axit tartaric – nguồn chất oxy hóa tuyệt vời có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Tuyệt vời hơn, axit taractic cũng đã được chứng minh về tác dụng không dung nạp glucose hữu ích với người mắc mỡ máu cao, tiểu đường hay tim mạch.
Với bắp cải, bạn có thể luộc, hấp đơn giản để ăn trong các món ăn hàng ngày. Thỉ thoảng, có thể xào, làm salad hoặc các món trộn đổi vị.

7. Cần tây, bí kíp giảm mỡ máu không thể bỏ qua
Cần tây là rau xanh có tính ôn hòa, giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường nhu đồng đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa cũng như loại trừ mỡ thừa tích tụ. Đây là lý do những người ăn cần tây thường xuyên cảm thấy khỏe mạnh, cơ thể săn chắc cũng như giảm hẳn các triệu chứng khó chịu đường ruột.
Cách đơn giản mà hiệu quả nhất khi sử dụng cần tây giảm mỡ máu là làm nước ép cần tây. Vị thơm đặc trưng của loại rau này chắc chắn khiến bạn không muốn dừng lại ở một ly nước ép. Ngoài cách chế biến này, bạn có thể sáng tạo các món cần tây xào nấm, cần tây xào thịt bò,… thơm ngon hấp dẫn.

8. Ớt chuông hỗ trợ giảm hàm lượng mỡ trong máu
Giảm nồng độ cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu được biết đến là tác dụng nổi bật của ớt chuông. Không loại bỏ toàn bộ chất béo ra khỏi cơ thể, ớt chuông giữ lại các axit béo lành hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan và cải thiện làn da mềm mại cho phái đẹp.
Nên sử dụng ớt chuông trong các món nướng, xào hoặc salad để giữ hương vị chuẩn và làm dậy vị ngon của các nguyên liệu kết hợp cùng.

9. Bổ sung rau cải xoong dinh dưỡng
Cải xoong là món ăn được các bác sĩ khuyên bệnh nhân mỡ máu cao, tiểu đường sử dụng hàng ngày nhờ khả năng giảm triglyceride và glucose trong máu. Ngoài ra, loại rau dân dã này cũng có khả năng thải độc tố trong cơ thể đáng nể giúp chị em tìm lại vóc dáng thon gọn, quyến rũ.
10. Chế biến các món từ mướp đắng giữ ổn định mỡ máu
Mướp đắng không chỉ là món ăn thơm ngon, thanh mát mà còn là một bài thuốc tăng cường sức khỏe tuyệt vời trong dân gian. Mướp đắng giàu vitamin B1, vitamin C, saponin có khả năng kích thích tiết chế insulin, điều hòa lượng đường và mỡ trong máu. Đưa mướp đắng vào thực đơn hàng ngày, bạn không chỉ đánh bật mỡ máu xấu mà còn tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Dù sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời nhưng mướp đắng khá khó ăn vì vi đắng đặc trưng. Để dễ ăn cũng như giảm bớt vị đắng, các bà, các mẹ có thể chế biến các món mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt,… Trong quá trình thực hiện các món này, các mẹ chỉ nên lựa chọn thịt nạc, trứng gà và hạn chế gia vị để giữ ổn định lượng calories nạp vào cơ thể.
11. Cà rốt – Đẩy lùi mỡ máu nhờ hàm lượng vitamin cao vút
Trong một củ cà rốt nhỏ bé chứa đến 9 loại axit amin, hơn 10 loại enzym cùng hàng loạt khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe. Các dưỡng chất này không chỉ hữu ích với người muốn giảm mỡ máu mà cả các bệnh nhân mắc chứng mạch vành. Ngoài ra, trong cà rốt cũng chứa flavonoid quercetin được chứng minh có tác cân bằng mỡ máu và hạ huyết áp.
12. Súp lơ phòng bệnh mỡ máu
Cả súp lơ xanh và súp lơ trắng đều có thành phần dinh dưỡng tương đương nhau, chúng ta có thể sử dụng đan xen trong các bữa ăn hàng ngày. Chất xơ, vitamin, khoáng chất và flavonoid là các dưỡng chất có lợi được tìm thấy trong súp lơ. Bên cạnh tác dụng cân bằng mỡ máu, các chất này còn có khả năng làm sạch thành mạch, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu và xơ vữa động mạch.
Súp lơ có thể chế biến thành các món luộc đơn giản để giữ trọn vẹn dưỡng chất, kết hợp cùng các loại rau củ khác để tăng cường vitamin hoặc biến tấu thành các món xào thịt để bổ sung protein.
13. Măng tây – Thực phẩm sở hữu công dụng giảm mỡ máu ấn tượng
Bản thân măng tây chứa hàm lượng dược tính và dinh dưỡng cao với hàng loạt dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin K, C, A, chất xwo, Pyridoxine, riboflavin, thiamin,… Với bảng thành phần ấn tượng này, chỉ 2 bữa măng tây/tuần, chúng ta bổ sung lượng dinh dưỡng bằng hàng chục loại rau xanh khác.
Vì vậy, tác dụng giảm mỡ máu của măng tây không cần bàn cãi quá nhiều. Chưa dừng lại ở đó, măng tây còn sở hữu hàng loạt công dụng nổi trội như làm sạch động mạch, giảm chất béo trung tính và hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu.
14. Tảo Spirulina
Tảo Spirulina giàu laminaria polysaccharide có khả năng giảm cholesterol và ngăn ngừa chất béo lắng đọng trong thành ruột. Món ăn này cũng được xem như bài thuốc chữa bệnh và dưỡng nhan đỉnh cao cho phái đẹp.
15. Biến tấu món giảm mỡ máu từ tỏi
Tỏi là gia vị ấm nồng có thể tìm thấy trong mọi căn bếp của các gia đình Á Đông. Dù không phải một loại rau xanh nhưng tỏi vẫn đem lại tác dụng cân bằng mỡ máu khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Theo đó, ngoài cách xào tỏi cùng rau củ, thịt cá để dạy hương vị, chúng ta có thể chế biến các bài thuốc đơn giản hạ mỡ máu như tỏi mật ong, tỏi ngâm rượu,…
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, các loại rau trong bài viết có hiệu quả tốt và an toàn trong hỗ trợ giảm mỡ trong máu, bạn nên bổ sung trong thực đơn để tăng cường sức khỏe. Tuy vậy, ăn rau gì để giảm mỡ máu không quyết định 100% hiệu quả đẩy lùi bệnh tật. Vì vậy, ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng, hãy đến trực tiếp các bệnh viện để được thăm khám trực tiếp và có phương án điều trị phù hợp.