Bị rạn da ở đầu gối có thể trị khỏi dứt điểm không?
Rạn da là tình trạng phổ biến ở các vùng da mỏng, yếu như bụng, bắp chân, đùi,… Phổ biến nhất trong đó phải kể đến rạn da đầu gối. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng rạn da đầu gối lại làm giảm thẩm mỹ và khiến phái đẹp phải cất những chiếc váy ngắn vào sâu bên trong tủ đồ. Rạn da đầu gối có thể khắc phục triệt để không? Đâu là cách phòng tránh rạn da hiệu quả ngay từ thời điểm mới khởi phát?
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng rạn da
Da bị kéo căng giãn trong thời gian dài
Da con người được cấu tạo bởi ba lớp liên kết chặt chẽ với nhau là lớp biểu bì, lớp bì và hạ bì. Ba tầng da này kết nối chặt chẽ thành tổ chức cùng các mô liên kết để định hình da ở trạng thái đàn hồi tự nhiên.
Khi các lớp da này bị kéo dãn, đặc biệt là trong thời gian dài, mối liên kết bị phá hủy, collagen và elastin đứt gãy khiến da không không trở về trạng thái ban đầu. Và nguy hiểm hơn là để lại các vết rạn da in hằn trên bề mặt.
Hormone trong cơ thể thay đổi quá nhanh
Lượng Hormone trong cơ thể thay đổi quá nhanh khiến các tế bào không kịp thích ứng và bị kéo căng và để lại rạn. Rạn da do Hormone đột ngột chủ yếu diễn ra trong giai đoạn dậy thì, mang bầu, tăng cân đột ngột.
Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi chứa Corticoid
Việc dùng các loại thuốc chứa Corticoid trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình tình trạng rạn da đầu gối. Thậm chí mức độ và biến chứng nhanh hơn so với các nhóm nguyên nhân rạn da khác.
2. Biểu hiện của rạn da ở đầu gối
Tương tự như rạn da ở các bộ phận khác trên cơ thể, rạn da ở đầu gối không gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu nên người mắc thường khó phát hiện. Các vết rạn chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường khi mọc thành từng vùng với màu trắng, đỏ, tím nhạt đan xen,…
Thời điểm mới khởi phát, rạn da thường mờ, phẳng nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Chỉ đến khi vết rạn nổi trên da, gây ngứa rát nhẹ người mắc mới nhận ra. Đây là giai đoạn muộn và khó để điều trị một cách dứt điểm.
Để bảo vệ làn da và ngăn chặn rạn da, chúng ta cần nắm rõ biểu hiện của rạn da đầu gối trong từng giai đoạn như sau:
- Rạn da khởi phát là những vừng đỏ, đỏ tím nhạt không gây bất kỹ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hay đau nhức.
- Rạn da chuyển sang giai đoạn nặng có ánh trắng xà cừ, hình dáng tựa như các đường rạch lõm. Vùng da rạn giai đoạn sau thường tối hơn hẳn so với nền da cơ bản. Khi chạm vào các vùng da này, sẽ cảm nhận rõ độ thô ráp, sần sùi nhẹ.
3. Ai có thể bị rạn da đầu gối?
Rạn da là tình trạng không phân biệt độ tuổi, giới tính, sức khỏe. Theo các bác sĩ da liễu hàng đầu, một số nhóm đối tượng sau dưới đây có nguy cơ mắc rạn da cao hơn:
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tăng cân nhanh khi mang bầu hoặc chưa giảm cân sau sinh. Thông thường, rạn da đầu gối thường có thể gặp ở những mẹ bầu mang thai 4 tháng. Nhưng phổ biến nhất là từ 6 -7 tháng, khi thai nhi phát triển nhanh nhất khiến làn da mẹ bị kéo căng giãn ở mức độ lớn.
- Ngoài ra, rạn da còn có thể gặp ở nam nữ trong độ tuổi dậy thì khi làn da phải có những thay đổi thích ứng với sự lớn lên của cơ thể. Trong khi đó, sự thay đổi Hormone cũng là yếu tố giảm khả năng đàn hồi của da.
- Người mắc bệnh lý về da, bệnh về hệ nội tiết, người sinh ra trong gia đình có người bị rạn da cơ địa,… có nguy cơ rạn da đầu gối cao hơn so với những người có làn da khỏe mạnh bình thường.
4. Rạn da đầu gối có thể điều trị dứt điểm không?
Rạn da nói chung và rạn da đầu gối nói riêng là một trong những bệnh lý về da khó điều trị và điều trị dứt điểm. Ngay cả với các công nghệ trị rạn hàng đầu như Laser CO2, IPL, trị rạn Hồng ngoại,… cũng không thể triệt tiêu 100% rạn da đầu gối. Bởi rạn da gây ra do đứt gãy collagen, elastin nằm sâu trong các tầng da. Các sợi này khi đứt đi sẽ khó phục hồi và “sửa chữa” nguyên trạng.
Vì vậy, khẳng định trị rạn 100% của các spa, thẩm mỹ viện không chính xác hoàn toàn. Các vùng rạn có thể điều trị, xóa mờ nhưng không thể trả lại làn da mịn màng không tì vết cho phái đẹp. Vì vậy, để xác định chính xác khả năng điều trị rạn da đầu gối, phái đẹp nên đến các bệnh viện để được tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp.
5. Cách phòng tránh rạn da đầu gối cần biết
Như các phân tích phía trên, rạn da là bệnh lý khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn, đặc biệt là khi chuyển sang các giai đoạn sau. Vì vậy, để không rơi vào tình huống không mong muốn như vậy, hãy bắt đầu bằng những biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:
- Kiểm soát cân nặng trong trạng thái ổn định, tuyệt đối không để tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn. Việc làm này không khó, phái đẹp chỉ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với thực phẩm giàu chất béo có lợi, collagen tự nhiên,… Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nước lọc,… là phương pháp cung cấp độ ẩm tự nhiên và đảm bảo môi trường thuận lợi cho các chuỗi collagen.
- Tẩy da chết đều đặn để loại bỏ các vùng da chết và phát hiện các vùng rạn da kém thẩm mỹ. Chú ý không phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm tẩy da chết hóa học, nên ưu tiên các loại tẩy da chết tự nhiên như muối trắng, chanh tươi, cánh hoa hồng, vỏ cam khô,…
- Trị những vết rạn mới khởi phát bằng các nguyên liệu thiên nhiên như lòng trắng trứng, gel lô hội tươi, dầu olive, dầu dừa,… Nếu không thấy các chuyển biến, cần đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và điều trị sớm trước khi rạn đầu gối chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Bị rạn da ở đầu gối là tình trạng phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Dù không thể trị dứt điểm hoàn toàn nhưng hiểu về bệnh và có cách phòng tránh là cách phái đẹp bảo vệ làn da và yêu thương cơ thể mình.