Nguyên nhân gây lệch hàm và cách khắc phục chuẩn quy trình
Hàm lệch là tình trạng xảy ra khi có sự chênh lệch giữa hai hàm trên và dưới. Nguyên nhân gây lệch hàm thường gặp nhiều do ảnh hưởng từ các chấn thương hoặc cấu tạo khuôn mặt từ lúc bẩm sinh. Người bệnh cần cải thiện tình trạng này sớm để không phải chịu đựng những ảnh hưởng mà lệch hàm gây ra.
1. Nguyên nhân gây lệch hàm thường gặp
Trong y khoa, phần hàm dưới được gọi là hàm hô, phần hàm này đứng tách biệt với các xương khác của sọ và được liên kết với phần hàm trên thông qua phần cơ, gân. Khi hàm thực hiện các thao tác cắn, há miệng thì yêu cầu tất cả các gân, cơ và xương liên quan phải hoạt động. Nếu thiếu đi bất kỳ yếu tố nào cũng sẽ gây ra tình trạng lệch hàm, trong đó các nguyên nhân chính làm lệch hàm là:
Chấn thương vùng hàm và xung quanh
Những va chạm cho tai nạn, chơi thể thao, do bị ngã tác động khiến cho hàm bị rạn, gãy hay bị lệch ra khỏi vị trí của nó. Với các trường hợp rạn hay bị lệch nhẹ thì qua thời gian và nắn chỉnh thì vùng hàm dưới sẽ trở lại bình thường, không ảnh hưởng quá nhiều.
Nhưng khi chấn thương hàm gây ra các vết rạn, nứt lớn thì sẽ khiến cho cấu trúc xương hàm bị thay đổi, gây ra hiện tượng lệch hàm làm người bệnh ăn uống khó khăn hơn hay những yếu tố thẩm mỹ trên gương mặt bị ảnh hưởng.
Rối loạn khớp thái dương
Đây là một tình trạng bệnh lý có tên TMJ, làm ảnh hưởng tới hàm và gây lệch. Rối loạn khớp thái dương xảy ra do tình trạng viêm khớp hoặc các va chạm ảnh hưởng tới hàm. Ngoài ra, những người gặp phải chứng rối loạn TMJ thì tỉ lệ trật khớp ở hàm cũng cao hơn so với những người khác.
Rối loạn khớp tại thái dương được điều trị bằng sử dụng các loại thuốc giảm đau, chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng khớp bị đau hay tập vận động khớp tại hàm một cách nhẹ nhàng, cho quai hàm được thư giãn để giảm thiểu tình trạng viêm khớp. Qua đó giúp tình trạng lệch hàm được cải thiện theo.
Di truyền, bẩm sinh đã bị lệch hàm
Có những người khi đẻ ra đã xuất hiện những sự chênh lệch giữa hai hàm, các bác sĩ gọi đây là tình trạng “hàm lỗi”. Tình trạng này xảy ra do yếu tố di truyền từ các thế hệ trước hoặc do ảnh hưởng tự dị tật bẩm sinh. Khi bạn sinh ra đã chịu những khấp khểnh tại hàm thì hệ quả kéo theo chính là lệch hàm.
Thói quen ăn uống không khoa học
Những thói quen xấu như chỉ nhai 1 bên hàm, thường xuyên chống tay vào cằm hay đơn giản chỉ là ngủ nghiêng 1 bên nhiều cũng sẽ gây ra tình trạng hàm lệch. Những thói quen này không làm lệch hàm ngay, mà dần qua một thời gian dài.
Có những người bị lệch hàm sau một vài tháng, nhưng có những người sau hàng năm trời, phụ thuộc vào mức độ tần số thực hiện thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt này.
Bên cạnh những nguyên nhân chính đã nêu thì lệch hàm còn xuất hiện do răng mọc lệch, xương quai hàm trong quá trình phát triển bị lệch đi hay là những biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ…
2. Những hậu quả do hàm lệch gây ra
Hàm lệch làm người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống thường ngày. Nó bắt đầu ngay từ việc ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp xã hội…
Khó khăn trong ăn uống
Những động tác cắn, nhai sẽ bị giảm đi hiệu quả, ngoài ra là sự đau đớn đến từ sự va chạm giữa 2 hàm. Người gặp tình trạng lệch hàm sẽ có cảm giác chán ăn hay ăn không biết ngon.
Gây mất thẩm mỹ
Sự chênh lệch về cấu trúc khuôn mặt do hàm lệch hàm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thẩm mỹ của khuôn mặt. Nó làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, ngại ngùng mỗi khi giao tiếp và luôn phải che đi khuôn mặt của mình khi ra đường.
Tạo điều kiện cho các bệnh lý liên quan
Một điều rất tệ hại và cũng là động lực để bạn khắc phục ngay tình trạng hàm lệch chính là nó thường xuyên gây ra các bệnh lý quanh khu vực hàm. Trong đó, gặp nhiều là tình trạng viêm răng, lợi trùm ở khu vực răng số 8, một số khác hay bị sái quai hàm.
3. Những phương pháp khắc phục tình trạng lệch hàm
Những ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày do lệch hàm gây ra là rất nhiều, vì thế biện pháp tốt nhất là khắc phục nó nhanh và sớm nhất. Các phương pháp cải thiện hàm lệch phổ biến, đem lại hiệu quả cao là:
Tự nắn chỉnh hàm ngay tại nhà
Hiện này, có rất nhiều người lựa chọn cách tìm hiểu và thực hiện các bài tập chữa hàm lệch cho chính mình hoặc người thân ngay tại nhà. Những cách tập luyện để nắn hàm nên tham khảo:
- Bài tập 1: Thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút động tác kéo bên đối diện hàm bị lệch theo hướng lên và xuống, giúp cho tác động kéo giãn cơ, gân ở vùng hàm bị lệch. Qua đó điều chỉnh cho vùng hàm bị lệch trở về đúng vị trí của nó.
- Bài tập 2: Sử dụng đầu lưỡi kết hợp với các đầu ngón tay nhẹ nhàng đẩy hàm theo hướng mong muốn để kéo hàm trở lại đúng vị trí. Bài tập này cần thực hiện nhẹ nhàng lúc mới bắt đầu, sau đó nâng dần lực từ các đầu ngón tay lên, duy trì 3 lần/ngày, mỗi lần đẩy hàm trong 5 phút.
- Bài tập 3: Đây là cách “lấy độc trị độc”, dùng hàm không bị lệch để nhai nhiều, qua đó kéo hàm bị lệch về, khắc phục trình trạng hàm lệch nhẹ.
Niềng răng
Là một cách chữa hàm lệch rất hiệu quả cho những người mới bị lệch hàm hay lệch hàm nhẹ nhàng. Đây là một phương án tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với phẫu thuật nha khoa.
Ngoài ra sử dụng các miếng niềng răng còn giúp mang lại yếu tố thẩm mỹ cho hàm răng, giúp răng “có hàng có lối” hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cần rất nhiều thời gian để niềng răng đem lại hiệu quả chữa lệch hàm.
Phẫu thuật chỉnh hàm lệch
Những trường hợp hàm lệch nặng do cấu trúc khuôn mặt, thay đổi cấu trúc xương hàm sau những vụ tai nạn, những người bị lệch hàm gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thường được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật để tránh đau đớn, ảnh hưởng về sau.
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt, gọt hay độn thêm hàm để giúp người bệnh lấy lại một khuôn mặt ổn định, cân đối và có tính thẩm mỹ cao. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật căn chỉnh hàm lệch là thực hiện rất nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn và không mất quá nhiều thời gian để hồi phục, chỉ tầm 2 tháng.
Nhìn chung, lệch hàm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày. Trong đó, nguyên nhân gây lệch hàm thường là do chấn thương và các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Người bệnh khi phát hiện bản thân hoặc người thân của mình gặp tình trạng này thì hãy nhanh chóng xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời, giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng mà lệch hàm gây ra.