Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Cách trồng răng số 7 tốt nhất

29/11/2022 Tác giả: Trần Tuyết 1719

Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Bác sĩ Răng Hàm Mặt cho biết là có. Mất răng số 7 ở hai hàm, sẽ khiến má bị hóp, vùng da chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh miệng. Răng số 7 nếu không được trồng lại sẽ tạo khoảng trống trong hàm, răng bị xô lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai.

1. Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Giải đáp từ nha sĩ

Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt cho biết, răng số 7 bị nhổ mà không có biện pháp trồng lại kịp thời, sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi, cung hàm hẹp dần, má bị hóp ở bên mất răng.

Bị hóp má do mất răng hàm số 7, phần da má bị chùng xuống, chảy xệ xuống cằm, dẫn đến xuất hiện nhiều nếp nhăn ở rãnh cười và khỏe miệng. Má hóp, mặt hóp làm khuôn mặt già trước tuổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt.

Nhổ răng số 7 có thể gây hóp má khi bị tiêu xương hàm và tụt lợi
Nhổ răng số 7 có thể gây hóp má khi bị tiêu xương hàm và tụt lợi

2. Răng số 7 nên nhổ khi nào? Nhổ bao lâu thì trồng lại răng?

Răng số 7 có chức năng quan trọng, không thể thay thế như nghiền nát thức ăn, bảo vệ khung xương hàm, tạo sự cân đối cho khuôn mặt. Việc nhổ bỏ hay bảo tồn và phục hình cần phải có chỉ định từ bác sĩ nha khoa.

2.1. Răng số 7 nên nhổ khi nào

Khi không thể điều trị bảo tồn, Bác sĩ Răng Hàm Mặt sẽ có chỉ định nhổ răng số 7. Răng số 7 được nhổ khi:

– Răng bị sâu quá nhiều, cấu trúc của răng đã bị vi khuẩn phá hủy, gây tổn thương tủy, không thể điều trị và phục hồi.

– Răng bị sâu cùng với xuất hiện nhiều vấn đề viêm khác như viêm nha chu, viêm chân răng, viêm tủy,… làm răng bị lung lay, yếu không thể đảm nhận chức năng nhai.

– Răng số 7 mọc ngầm, lệch gây đau nhức, cản trở quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Răng bị hỏng, gãy do tai nạn, không thể phục hồi.

2.2. Nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được

Nhổ răng số 7 sau bao lâu thì trồng lại tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, phương pháp trồng lại răng lựa chọn. Nha sĩ chia sẻ, có thể trồng răng số 7 sau 2 – 3 tháng bằng phương pháp làm răng giả cố định implant.

Nếu răng số 7 nhổ lâu ngày, sau 3 tháng chưa được trồng lại, sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng tiêu hõm xương, gây hóp má.

Nhổ răng số 7 bao lâu trồng lại được
Nhổ răng số 7 sau 2 – 3 tháng có thể trồng răng giả

3. Biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng số 7

Răng số 7 có vai trò chính trong việc đảm nhận chức năng nhai, nghiền nát thức ăn của hàm trên và hàm dưới. Sau khi nhổ răng, ngoài tình trạng hóp má, có thể xuất hiện các biến chứng như:

3.1. Chức năng nghiền nhỏ thức ăn bị ảnh hưởng

Vị trí răng số 7 đảm nhận chức năng ăn nhai chính của hàm. Khi bị nhổ bỏ sẽ làm giảm khả năng nghiền nát thức ăn, mất nhiều thời gian hơn trong việc nhai. Nếu nhai không kỹ, thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ dễ đau dạ dày.

3.2. Hàm răng bị xô lệch

Vị trí trống tại răng số 7 là miếng đất màu mỡ và thuận tiện để các răng kế bên đổ nghiêng ngả, làm xô lệch cả hàm. Khoảng trống dễ bám mắc thức ăn vào kẽ hở, gây hôi miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn răng miệng phát triển gây viêm lợi, sâu răng.

3.3. Quai hàm bị áp lực lớn gây đau cơ hàm

Sau khi răng số 7 bị nhổ, các răng đối diện không còn điểm tựa nâng đỡ, các răng dồn hết áp lực lên quai hàm. Quai hàm chịu áp lực lớn sẽ gây nên những cơn đau nhức rất khó chịu.

3.4. Lệch khớp cắn

Vị trí răng số 7 trống, răng bên cạnh có xu hướng đổ xô vào, răng hàm đối diện có xu hướng trồi lên hoặc thòng xuống sâu gây lệch khớp cắn. Lệch khớp cắn khiến hai hàm trên và dưới không khít lại với nhau, gây khó khăn cho việc phát âm và ăn uống. Về lâu dài khiến gương mặt bị hóp lệch rõ nét.

4. Cách trồng răng số 7 khắc phục tình trạng má hóp

Với vai trò quan trọng và có thể xảy ra nhiều biến chứng sau khi nhổ răng số 7, việc phục hình răng đã mất là cần thiết và vô cùng quan trọng. Phương pháp tối ưu trồng răng số 7 tốt nhất hiện nay chính là cấy ghép implant.

Trồng răng implant là kỹ thuật đặt chân răng nhân tạo bằng titan trong xương hàm, sau đó sẽ gắn răng sứ lên chân răng nhân tạo, phục hình răng số 7 đã mất.

Nhờ chân răng nhân tạo, trồng phục hình răng số 7, cấu trúc khuôn hàm và khuôn mặt được giữ ổn định, răng chắc khỏe, ngăn ngừa cơ chảy xệ và hóp má.

Trồng răng số 7 với kỹ thuật implant là giải pháp tốt nhất hiện nay
Trồng răng số 7 với kỹ thuật implant là giải pháp tốt nhất hiện nay

5. Quy trình trồng răng số 7 với kỹ thuật implant

Bước 1: Khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng răng miệng, chỉ định chụp CT Scanner 3D để hiểu cấu trúc răng, chất lượng xương hàm của người trồng răng số 7.

Sau đó tiến hành một số xét nghiệm liên quan để đánh giá xem có đủ điều kiện sức khỏe, thực hiện trồng răng hay không.

Bước 2: Tư vấn trụ implant và chi phí

Bác sĩ tư vấn các loại trụ implant, chi phí trồng răng số 7 cụ thể.

Bước 3: Tiến hành ghép trụ

Bác sĩ thực hiện gây tê tại vùng đặt trụ implant, tiến hành đặt trụ implant, thời gian thực hiện tầm 5 – 10 phút.

Bước 4: Lấy dấu và gắn răng tạm

Sau khi đặt trụ, bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm. Sau 2 – 3 ngày sẽ thực hiện gắn răng tạm thời nhằm hỗ trợ việc ăn uống tạm thời.

Bước 5: Kiểm tra sau cấy ghép implant

Sau 7 – 10 ngày, các bạn sẽ được nha sĩ hẹn tái khám để kiểm tra độ lành của nướu sau khi cấy ghép implant.

Bước 6: Gắn thân răng bằng mão sứ và cố định

Khi xương hàm và trụ gắn chặt nhau, nha sĩ tiến hành gắn chân răng bằng mão sứ và cố định răng bằng các khớp nối.

Nhổ răng số 7 có bị hóp má không đã được các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt giải đáp chặt chẽ. Để hạn chế tình trạng hóp má, mặt lệch mất cân đối, trồng răng số 7 bằng phương pháp implant là cần thiết. Kỹ thuật phục hình răng số 3 nên thực hiện sớm, tại phòng khám nha khoa uy tín.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan