Tiêm rãnh cười bằng filler cứng hay mềm? Bao lâu thì mềm?
Tiêm rãnh cười bằng filler cứng hay mềm phụ thuộc vào kỹ thuật tiêm, chất lượng filler, liều lượng sử dụng và quy trình thực hiện có đảm bảo hay không. Đây là kỹ thuật làm đầy, xóa nhăn hiệu quả với thời gian ngắn chỉ khoảng 20 phút. Sau 24h cảm giác sưng đau tại vùng tiêm sẽ hết, gương mặt dần ổn định lại đường nét tự nhiên. Nếu chị em lựa chọn cơ sở tiêm filler không uy tín, có thể dẫn đến biến chứng vón cục, viêm nhiễm và hoại tử.
1. Sau khi tiêm rãnh cười bằng filler cứng hay mềm?
Ts.Bs Phạm Thị Việt Dung, trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa có tính xâm lấn, có chỉ định, chống chỉ định và có nguy cơ biến chứng nhất định.
Nếu thực hiện tiêm tại cơ sở y tế không được cấp phép, rất dễ gặp biến chứng. Nhẹ là vùng tiêm bị sưng tấy, đơ cứng; nặng có thể bị tắc mạch máu, nhiễm trùng, hoại tử và nguy hiểm tính mạng khi không được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ Dung khẳng định tiêm rãnh cười bằng filler cứng hay mềm không phải chỉ loại filler được sử dụng để tiêm, mà là dấu hiệu phản ứng của vùng tiêm với chất làm đầy đưa vào cơ thể. Phản ứng cứng hay mềm là dấu hiệu cơ thể đang điều chỉnh, tiếp nhận tương thích các mô tế bào với chất Hyaluronic Acid, thành phần chính của filler.
2. Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến kết quả tiêm filler rãnh cười cứng hay mềm
Tiêm filler làm đầy rãnh cười cứng hay mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, có 2 yếu tố chính quyết định có biến chứng sau tiêm hay không là kỹ thuật tiêm và chất lượng filler sử dụng.
Cùng với đó, Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, chỉ ra thêm 3 nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêm filler bị cứng sau khi thực hiện như liều lượng filler, quy trình tiêm có vô khuẩn, cách chăm sóc sau tiêm có đúng hay không.
2.1. Kỹ thuật tiêm không đúng
Tiêm rãnh cười bằng filler cứng hay mềm phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật tiêm của bác sĩ. Mỗi một vị trí tiêm filler, bác sĩ thẩm mỹ sẽ thực hiện kỹ thuật tiêm khác nhau. Ví như tiêm filler rãnh cười, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật tiêm từng giọt nhỏ, nếu tiêm filler vùng môi sẽ áp dụng kỹ thuật tiêm chuỗi giật lùi,…
Với những vùng có nhiều mạch máu, bác sĩ cần tiêm một cách chính xác, dứt khoát để tránh filler đi vào mạch máu, gây xung huyết bít tắc mạch, là biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ tiêm filler bắt buộc phải có chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, được đào tạo về kỹ thuật tiêm filler. Nếu kỹ thuật tiêm không chuẩn, không đảm bảo, khiến da bị đơ cứng và bầm tím sau tiêm là dễ thấy.
2.2. Sử dụng filler không đảm bảo chất lượng
Biến chứng sau tiêm rãnh cười có thể gặp do nguyên nhân sử dụng các chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Filler dùng để tiêm không được cấp phép bởi Hiệp hội FDA và Bộ Y tế. Để hạn chế việc bị cứng cục, không đạt hiệu quả, chị em phải chọn lựa cơ sở y tế uy tín, sử dụng tiêm chất làm đầy chất lượng.
Khi bị cứng và vón cục tại vùng tiêm filler, bắt buộc phải tiêm tan. Nếu không xử lý cấp cứu kịp thời tại cơ sở y tế, chất làm đầy không rõ nguồn gốc và chất lượng sẽ ngấm vào mô, gây viêm tấy, nhiễm khuẩn trùng, có thể hoại tử và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
2.3. Liều lượng tiêm rãnh cười bằng filler sử dụng bao nhiêu cc
Rãnh cười nông hay sâu, lão hóa nhiều hay ít, đặc điểm gương mặt và cơ địa của mỗi người khác nhau. Do đó, lượng filler sử dụng không giống nhau. Bác sĩ thẩm mỹ cần phải tiến hành thăm khám, đánh giá, xác định chính xác hàm lượng và liều cần tiêm cho mỗi khách hàng.
Tiêm filler nếu quá liều lượng cho phép, không phù hợp với tình trạng thực tế, sẽ khiến filler bị tràn, làm tắc lưu thông mao mạch. Máu tụ ở vùng tiêm, tạo vết bầm tím và sưng cứng.
2.4. Không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm
Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêm filler rãnh cười cứng hay mềm không thể bỏ qua vấn đề vô khuẩn. Các bước thực hiện, dụng cụ tiêm nếu không được tiệt trùng, không đảm bảo yếu tố vô khuẩn, sẽ dẫn đến nhiễm trùng vùng tiêm. Xu hướng nhiễm trùng thường lan tỏa rộng theo các đường chọc kim bác sĩ thực hiện trong quá trình tiêm.
Để làm đầy rãnh cười, xóa nhăn hiệu quả, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng phải được khử trùng, đảm bảo vệ sinh sát khuẩn vùng da được tiêm, nhằm mục đích ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, hoại tử.
2.5. Chăm sóc sau tiêm không đúng
Sau khi tiêm filler rãnh cười, chị em cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ. Quy trình chăm sóc này rất quan trọng, nó giúp da nhanh hồi phục và hạn chế được các rủi ro sưng tấy viêm nhiễm.
3. Tiêm rãnh cười bằng filler bao lâu thì mềm?
Các chuyên gia thẩm mỹ chia sẻ, chỉ 2 – 3 tiếng sau khi tiêm filler, vùng rãnh cười sẽ mềm dần, chị em không còn cảm thấy sưng đau và sau 24 tiếng sẽ mềm mại tự nhiên như bình thường.
Với những cơ địa đặc thù, có độ thích ứng với kỹ thuật chậm, thời gian vùng rãnh cười mềm, hết đơ cứng sau tiêm filler thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Trong thời gian này, filler được đưa vào rãnh cười sẽ dần thích ứng và hài hòa với làn da của gương mặt, đồng thời chất làm đầy cố định vào da, kích thích tăng sinh collagen giúp kết quả làm đầy đạt hiệu quả tự nhiên.
Các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, thời gian tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm tối đa chỉ trong 3 – 5 ngày. Nếu sau 5 ngày, vùng tiêm rãnh cười vẫn còn sưng, đau, cứng và xuất hiện nhiều vết bầm tím, mưng mủ thì chị em cần đến ngay cơ sở y tế, bởi lúc này vùng tiêm đã gặp phải biến chứng.
4. Cách chăm sóc tại nhà khắc phục hiện tượng bị cứng sau khi tiêm filler
Kết quả tiêm filler thường giữ hiệu quả trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng. Độ bền này phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, chất lượng filler tiêm và đặc biệt là chế độ chăm sóc tại nhà.
Hiện tượng bị cứng sau tiêm rãnh cười trong ngày đầu là biểu hiện phổ biến, khiến phái đẹp cảm thấy khó chịu và bất tiện trong việc giao tiếp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục tình trạng tiêm rãnh cười bằng filler bị cứng, chị em làm như sau:
– Chườm nhẹ với đá lạnh để giảm đau
Các bạn sử dụng một khăn mềm sạch, cho 5 viên đá vào trong khăn, cầm túm lại và thực hiện chườm giảm đau tại vùng tiêm. Chườm nhẹ nhàng 15 phút, không kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến vùng da mới tiêm.
– Không xông hơi, sử dụng mỹ phẩm make up
Không xông hơi mặt, không make up trong 48h sau khi thực hiện tiêm filler. Xông hơi khiến lỗ chân lông trên mặt giãn nở, vi khuẩn và bụi bẩn có thể xâm nhập gây viêm nhiễm.
Vùng tiêm mới được can thiệp làm đầy, cần quá trình tương thích với tế bào của cơ thể trên mặt. Nếu trang điểm, sử dụng mỹ phẩm, vùng tiêm có vết thương sẽ bị tác động bởi các thành phần hóa học có trong mỹ phẩm, làm kéo dài quá trình hồi phục và có thể làm vùng da sưng cứng nhiều hơn.
– Sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ
Bác sĩ thường kê dự phòng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau sau tiêm, để giảm cảm giác khó chịu, đẩy nhanh quá trình phục hồi và hạn chế nhiễm trùng. Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng hay sử dụng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
– Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng từ trái cây
Nên sử dụng nước ép trái cây từ cam, ổi, lựu, cà chua để bổ sung vitamin C, các khoáng chất và vitamin khác, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngừa viêm nhiễm.
Kết hợp với uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, cũng là cách để da nhanh hồi phục sau tiêm filler.
5. Lưu ý cần tránh sau khi tiêm filler làm đầy rãnh cười
Tiêm filler xét cho cùng là kỹ thuật có tính xâm lấn, phải sử dụng thuốc gây tê để hỗ trợ thực hiện. Sau khi vừa mới tiêm filler vùng rãnh cười, chị em cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và cần lưu ý những vấn đề sau:
– Không cười mạnh, không tác động mạnh, không sờ nắn hay chà xát vùng rãnh cười quanh miệng.
– Không sử dụng sữa rửa mặt 2 ngày đầu, nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn chống nhiễm trùng.
– Kiêng ăn các món ăn dễ gây sưng viêm mưng mủ và đau nhức như: rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp,…
– Che chắn gương mặt kín, tránh bụi bẩn bám, tránh ánh nắng, dễ gây viêm vùng da tiêm filler.
– Nằm ngửa thẳng người khi ngủ, tránh nằm nghiêng hoặc nằm sấp khiến vùng mặt bị đè, chịu áp lực lớn. Việc này ảnh hưởng đến vùng rãnh cười được tiêm filler chưa được cố định.
Tiêm filler rãnh cười là cách làm đầy nhanh và tự nhiên, giúp phái đẹp lấy lại sự tươi trẻ, đẩy lùi lão hóa hiệu quả. Tiêm rãnh cười bằng filler cứng hay mềm phụ thuộc vào cơ sở thực hiện, trình độ chuyên môn bác sĩ và chất lượng filler sử dụng. Chị em nên tìm hiểu kỹ về đơn vị thực hiện, ưu tiên lựa chọn dịch vụ tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ được cấp phép, để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng rủi ro.