Tiêm rãnh cười bị đơ cứng bao lâu thì hết? Cách khắc phục?
Tình trạng tiêm rãnh cười bị đơ cứng là bình thường, không có gì nguy hiểm, dấu hiệu sẽ mất dần sau khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ thực hiện tiêm filler. Chị em cần phải có cách chăm sóc như chườm đá, hạn chế trang điểm, không nằm nghiêng,… mới có thể hỗ trợ cải thiện dấu hiệu sưng cứng sau tiêm filler. Khi tình trạng sưng, vón cục nặng ở vùng tiêm, cần phải nhập viện tiêm tan hoặc nạo vét filler, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
1. Sau tiêm rãnh cười bị đơ cứng có nguy hiểm không?
Ngày đầu sau khi tiêm rãnh cười bị đơ là bình thường. Dấu hiệu xuất hiện là do cơ thể chưa thích ứng với chất filler, gây nên tình trạng căng cứng rãnh cười. Biểu hiện này hoàn toàn là bình thường, không gây nguy hiểm.
Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết chỉ sau 2 – 3 tiếng, vùng tiêm filler sẽ mềm dần, vùng rãnh cười bị đơ cứng sẽ hết sau khoảng 24 – 48 giờ. Lúc này, gương mặt trở lại bình thường, hiệu quả của filler sẽ phát huy tác dụng, giúp làm đầy rãnh nhăn hiệu quả.
2. Tiêm rãnh cười bị đơ khi nào cần nhập viện?
Sau khi tiêm filler rãnh cười xuất hiện tình trạng mặt đơ cứng, đau nhức dữ dội, sau 3 – 5 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm cần đến ngay cơ sở y tế thực hiện thăm khám và điều trị. Bởi lúc này, vùng tiêm filler đã gặp biến chứng, xuất hiện vết bầm tím, mưng mủ.
Tiêm filler gặp biến chứng chỉ xảy ra khi kỹ thuật tiêm của bác sĩ không đúng, sử dụng filler không đảm bảo nguồn gốc, tiêm quá liều lượng, không đảm bảo quy trình vô khuẩn,… Do đó, chị em cần lựa chọn địa chỉ tiêm rãnh cười bằng filler uy tín, được cấp phép.
Khi có dấu hiệu đơ cứng ngày càng nặng, nhập viện ngay để tránh tắc mạch máu, hoại tử có thể dẫn đến tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.
3. Hướng dẫn chăm sóc vùng rãnh cười sau khi tiêm filler hạn chế tình trạng đơ cứng
Để khắc phục tình trạng đơ cứng, sưng đau sau tiêm filler, chị em có thể áp dụng các cách chăm sóc theo khuyến nghị của các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ sau:
3.1. Chườm lạnh với đá giảm cảm giác đau cứng
Vùng rãnh cười sau tiêm filler có thể sưng đau, chị em khắc phục bằng cách sử dụng khăn xô bọc đá, chườm trực tiếp lên vùng tiêm. Thực hiện chườm nhẹ với đá lạnh ngày 2 – 3 lần, trong 5 – 10 phút sẽ cải thiện dấu hiệu sưng tấy.
3.2. Duy trì uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn thúc đẩy phục hồi nhanh
Sau khi về nhà, chị em vẫn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc giảm đau theo hướng dẫn, để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau tiêm tiêm filler. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ tư vấn, uống đúng và đủ liều để hạn chế kháng thuốc.
3.3. Ăn nhiều trái cây giàu vitamin tăng sức đề kháng
Duy trì ăn, uống trái cây giàu vitamin C, A,… như dứa, ổi, cà rốt,… giúp bổ sung nhiều dưỡng chất, kích hoạt hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp uống nhiều nước đầy đủ mỗi ngày sẽ có tác cơ thể hồi phục nhanh hơn.
3.4. Không trang điểm, không tác động mạnh lên vùng tiêm
Vùng rãnh cười sau tiêm rất nhạy cảm, trong 3 ngày đầu nên hạn chế trang điểm, tránh vi khuẩn và hóa chất xâm nhập qua vết tiêm. Không sờ nắn, chà xát mạnh vùng tiêm, dễ làm vùng tiêm bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.
3.5. Không ăn các thực phẩm kích ứng, dễ gây mưng mủ
Chị em cần tránh xa các thực phẩm dễ gây kích ứng, mưng mủ như đồ nếp, hải sản, thịt gà, rau muống,… hạn chế tình trạng sưng nhức, mưng mủ.
3.6. Không nằm nghiêng, bảo vệ da khỏi bụi bẩn, tránh ánh nắng trực tiếp
Bảo vệ và che chắn mặt sau tiêm filler là cần thiết nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm do bụi bẩn. Phái đẹp duy trì bôi kem chống nắng dịu nhẹ và phù hợp để tránh kích ứng cho da.
Ngoài ra, khi ngủ nên nằm ngửa hoặc đổi bên liên tục, tránh nằm nghiêng 1 bên dồn trọng lượng xuống vùng mặt, sẽ khiến tình trạng rãnh cười sưng đau nặng thêm.
4. Cách khắc phục khi tiêm filler rãnh cười bị đơ
Nếu sau 5 ngày, tình trạng đơ cứng vùng tiêm filler ngày càng nặng, lúc này chị em đã gặp phải biến chứng sau tiêm. Cần đến bệnh viện ngay, để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị, tránh rủi ro đáng tiếc.
Căn cứ theo mức độ biến chứng trên từng cơ địa, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp với tình trạng đơ cứng do filler.
4.1. Tiêm tan filler vùng rãnh cười
Những trường hợp bị đơ cứng nhẹ sau tiêm, gặp biến chứng sớm như nhiễm trùng vùng tiêm, vón cục,… bác sĩ sẽ tiến hành tiêm giải filler vùng rãnh cười.
Thuốc giải filler có thành phần hyaluronidase được tiêm trực tiếp vào vùng rãnh cười đang bị sưng cứng, giúp filler tan nhanh hơn. Dấu hiệu sưng tấy sẽ được khắc phục sau khi tiêm tan 48h.
4.2. Thực hiện nạo vét filler
Những chị em có dấu hiệu tiêm rãnh cười bị đơ cứng nhiều, gặp biến chứng nặng như viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử,… bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo vét filler.
Bệnh nhân được gây mê, bác sĩ sử dụng các thiết bị y khoa vô trùng thực hiện chích rạch tại vị trí sưng viêm, loại bỏ toàn bộ filler đã được tiêm trước đó. Phương pháp này mất nhiều thời gian, cần lưu viện điều trị và sẽ để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân.
Để hạn chế việc tiêm rãnh cười bị đơ, chị em phái nữ khi làm đẹp nên tìm hiểu địa chỉ uy tín, sử dụng thuốc và chăm sóc da theo đúng hướng dẫn. Chúc chị em luôn tỉnh táo trước những lời quảng cáo có cánh của các thương hiệu, không trao gửi niềm tin nhầm chỗ, kẻo tiền thì mất, tật thì mang khi làm đẹp với filler.